MÔ HÌNH ĐÀO TẠO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TỰ ĐỘNG MPS

Mô tả sản phẩm

STT

MÔ TẢ

THÔNG TIN CHUNG

01

Tên thiết bị

Mô hình đào tạo dây chuyền sản xuất tự động

02

Model (mã hiệu)

HHM – 335B

03

Nhà sản xuất

Công ty CP Thiết Bị Công Nghiệp Hữu Hồng

04

Linh kiện

Yalong, Fanuc, Mitsubishi, Siemens,…

05

Tiêu chuẩn sản xuất

Tiêu chuẩn dạy nghề của Tổng Cục Dạy Nghề Việt Nam (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).

06

Ngành nghề đào tạo

6.1 Cơ điện tử.

6.2 Tự động hóa.

6.3 Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.

6.4 Sửa chữa thiết bị tự động hóa.

6.5 Lắp đặt thiết bị điện.

6.6 Điện công nghiệp.

6.7 Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí.

6.8 Kỹ thuật bảo trì.

6.9 Chế tạo thiết bị cơ khí.

07

Cấp bậc đào tạo

7.1 Trung cấp.

7.2 Cao đẳng.

7.3 Đại học.

08

Nội dung đào tạo tổng quát

8.1 Khảo sát bộ nguồn điện cung cấp cho mô hình.

8.2 Khảo sát bộ nguồn khí cung cấp cho mô hình.

8.3 Khảo sát kết cấu cơ khí lắp ráp cho từng cụm và tổng thể mô           hình.

8.4 Giới thiệu các phần tử khí nén có trong mô hình.

8.5 Giới thiệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động các mô đun điện điều       khiển có trong mô hình.

8.6 Giới thiệu các dạng cảm biến điều khiển có trong mô hình.

8.7 Giới thiệu các PLC, khối mở rộng, giao tiếp mạng PLC có trong       mô hình.

8.8 Giới thiệu bộ điều khiển động cơ AC servo.

8.9 Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm cung cấp.

8.10 Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm gia công.

8.11 Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm lắp ráp.

8.12 Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm phân loại.

8.13 Thực hành lắp ráp và gỡ lỗi trạm vận chuyển.

8.14 Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi phần điều khiển tổng thể dây                 chuyền sản xuất tự động.

8.15 Thực hành mạch điện khí nén trong từng cụm của mô hình.

8.16 Thực hành viết chương trình điều khiển PLC cho từng cụm             của mô hình.

8.18 Cài đặt tham số (thời gian lên/xuống, quán tính, tốc độ…) cho         bộ điều khiển động cơ AC servo bằng nút nhấn hoặc PLC.

8.19 Cài đặt vị trí bắt đầu (điểm zero) cho động cơ AC servo.

8.20 Thực hành giám sát vị trí các trục bằng màn hình HMI và                 SCADA trênmáy tính.

8.21 Thực hành điều khiển động cơ servo theo vị trí và tọa độ theo         phương pháp vòng hở.

8.22 Thực hành điều khiển động cơ servo vị trí và tọa độ theo                  phương pháp vòng kín.

8.23 Điều khiển vòng kín cho động cơ AC 3 pha bằng biến tần và           bộ giải mã (encoder).

8.24 Thực hành lập trình giao tiếp HMI và PLC.

8.25 Thực hành lập trình PLC điều khiển hoạt động cho từng trạm.

8.26 Thực hành lập trình PLC kết nối các trạm của hệ thống dây              chuyền sản xuất tự động sử dụng mạng truyền thông PLC.

8.27 Thực hành lập trình giao tiếp máy tính giám sát hoạt động của         các thiết bị trên mô hình.

DANH MỤC CHI TIẾT
STT


Danh mục chi tiết


SL


STT


Danh mục chi tiết


SL


A

Cấu hình tiêu chuẩn

 

 

 

 

1.

Bàn thực tập

 

4.

Ngăn kéo trạm lắp ráp

 

1.1

Khung bàn

01

4.1

Nguồn một chiều 24V DC - 3A

01

1.2

Trạm cung cấp

01

4.2

PLC Mitsubishi FX3U - 48MR

01

1.3

Trạm gia công

01

4.3

Cổng nối tiếp tích hợp

01

1.4

Trạm lắp ráp

01

4.4

Mô đun truyền thông FX3U - 485BD

01

1.5

Trạm phân loại

01

4.5.

Màn hình cảm ứng HMI7 inch

01

1.6

Trạm vận chuyển

01

 

 

 

 

 

 

5.

Ngăn kéo trạm phân loại

 

2.

Ngăn kéo trạm cung cấp - gia công

 

5.1

Nguồn một chiều 24V DC - 3A

01

2.1

Nguồn một chiều 24V DC - 3A

01

5.2

PLC Mitsubishi FX3U - 32MR

01

2.2

PLC Mitsubishi FX3U - 32MR

02

5.3

Mô đun analog: FX0N - 3A

01

2.3

Cổng nối tiếp tích hợp

02

5.4

Biến tần Mitsubishi FR - E700

01

2.4

Mô đun truyền thông FX3U - 485BD

02

5.5

Mô đun truyền thông FX3U - 485BD

01

 

 

 

 

 

 

3.

Ngăn kéo trạm vận chuyển

 

6.

Máy vi tính

01

3.1

Nguồn một chiều 24V DC - 3A

01

 

 

 

3.2

PLC Mitsubishi FX3U - 48MT

01

7.

Phụ kiện kèm theo

 

3.3

Cổng nối tiếp tích hợp

01

7.1

Dây nguồn AC

01

3.4

Mô đun truyền thông FX3U - 485BD

01

7.2

Chốt nối T, co, chia

01

 

 

 

7.3

Ống khí nén

01

 

 

 

7.4

Cáp kết nối PLC - PC - HMI, đĩa phần mềm

01

 

 

 

7.5

Hộp dụng cụ thực hành

01

 

 

 

7.6

Tài liệu hướng dẫn thực hành

01

B

Cấu hình tùy chọn

 

 

 

 

1.

Thiết bị Siemens

 

2.

Thiết bị Omron

 

1.1

PLC S7-200-224CN AC/DC/RLY

 

2.1

PLC CP1H-X40DT-D

 

1.2

PLC S7-200-226CN AC/DC/RLY

 

2.2

PLC CP1H-X40DR-A

 

1.3

PLC S7-200-224CNXP AC/DC/RLY

 

2.3

Biến tần 3G3JZ - A4007

 

1.4

PLC S7-200-226CN DC/DC/DC

 

 

 

 

1.5

Biến tần MM420

 

 

 

 

THÔNG TIN CHI TIẾT

1

Nội dung đào tạo

CHI TIẾT

 

1.1 Khảo sát

      1.1.1   Khảo sát bộ nguồn điện cung cấp cho mô hình.

      1.1.2   Khảo sát bộ nguồn khí cung cấp cho mô hình.

      1.1.3   Khảo sát kết cấu cơ khí lắp ráp cho từng cụm và tổng thể mô hình.

 

1.2 Giới thiệu

      1.2.1   Giới thiệu các phần tử linh kiện khí nén có trong mô hình.

      1.2.2   Giới thiệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động các mô đun điện điều khiển có trong mô hình.

      1.2.3   Giới thiệu các dạng cảm biến điều khiển có trong mô hình.

      1.2.4   Giới thiệu các PLC, khối mở rộng, giao tiếp mạng PLC có trong mô hình. Giới thiệu bộ điều khiển động cơ AC servo.

 

1.3 Thực hành

      1.3.1   Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm cung cấp.

      1.3.2   Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm gia công.

      1.3.3   Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm lắp ráp.

      1.3.4   Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi trạm phân loại.

      1.3.5   Thực hành lắp ráp và gỡ lỗi trạm vận chuyển.

      1.3.6   Thực hành lắp đặt và gỡ lỗi phần điều khiển dây chuyền sản xuất tự động.

      1.3.7   Thực hành mạch điện khí nén đơn giản trong mô hình HHM - 335B.

      1.3.8   Thực hành viết chương trình điều khiển các xi lanh bằng chương trình PLC.

      1.3.9   Thực hành cài đặt tham số (thời gian lên/xuống, quán tính, tốc độ…) cho bộ điều khiển động cơ bằng nút nhấn hoặc PLC.

    1.3.10   Thực hành cài đặt vị trí bắt đầu (điểm zero) cho động cơ AC servo.

    1.3.11   Thực hành giám sát vị trí các trục bằng màn hình HMI và SCADA trên máy tính.

    1.3.12   Thực hành điều khiển động cơ servo theo vị trí và tọa độ theo phương pháp vòng hở.

    1.3.13   Thực hành điều khiển động cơ servo vị trí và tọa độ theo phương pháp vòng kín.

    1.3.14   Điều khiển vòng kín cho động cơ AC 3 pha bằng biến tần và bộ giải mã (encoder).

    1.3.15   Thực hành lập trình giao tiếp HMI và PLC.

    1.3.16   Thực hành lập trình PLC điều khiển hoạt động cho từng trạm.

    1.3.17   Thực hành lập trình PLC kết nối các trạm của hệ thống dây chuyền sản xuất tự động sử dụng mạng truyền thông PLC.

    1.3.18   Thực hành lập trình giao tiếp máy tính giám sát hoạt động củacác thiết bị trên mô hình.

2

Thông số kỹ thuật

 

 

2.1  Mô tả chung

Mô tả chung kết cấu mô hình.

Hệ thống tiêu chuẩn sử dụng PLC và biến tần Mitsubishi.

Tùy chọn: người sử dụng có thể chọn lựa PLC và biến tần các hãng khác: Siemens, Omron, Panasonic…

 

2.2  Cấu tạo chung

      2.2.1   Mô hình đào tạo dây chuyền sản xuất tự động HHM - 335B được cấu tạo từ 5 trạm: trạm cung cấp, trạm gia công, trạm lắp ráp, trạm phân loại và trạm vận chuyển. Hệ thống điều khiển được bố trí trên 4 ngăn kéo theo chuẩn công nghiệp, bố trí khoa học, thuận tiện cho thao tác vận hành.

                    a.  Trạm cung cấp: Hoạt động dựa vào các xi lanh đẩy phôi và giữ phôi từ ống chứa phôi. Nhiệm vụ chính của trạm là cung cấp phôi vào vị trí phôi ban đầu, giúp cánh tay của trạm vận chuyển có thể lấy phôi và chuyển sang trạm gia công.

                    b.  Trạm gia công: Phôi khi di chuyển từ trạm cung cấp đến trạm gia công nhờ cánh tay của trạm vận chuyển. Tại đây nó được gia công làm bề mặt nhờ hệ thống khí nén, khi phôi đã gia công xong nó được di chuyển vào vị trí chờ để đi đến trạm tiếp theo.

                    c.  Trạm lắp ráp: Sau khi phôi được gia công bề mặt và được di chuyển tới trạm lắp ráp nhờ cánh tay của trạm vận chuyển. Tại đây phôi được gắn lõi ghép để hoàn thiện vấn đề gia công và lắp ráp.

                    d.  Trạm phân loại: Hoạt động dựa vào động cơ AC 3 pha có giảm tốc và kết hợp với điều khiển biến tần để điều khiển tốc độ động cơ và bộ giải mã (encoder) để định vị vị trí của động cơ. Sử dụng các loại cảm biến khác nhau và hệ thống xi lanh khí nén để thực hiện việc phân loại sản phẩm.

                    e.  Trạm vận chuyển: Hoạt động chủ yếu dựa vào cánh tay cơ khí được kéo bởi động cơ servo, với điều khiển vị trí chính xác, hệ thống dẫn động dịch chuyển dài. Thông qua việc đào tạo cho học viên điều khiển động cơ AC Servo, giúp học viên hiểu thêm về công nghệ chuyển đổi tần số điều khiển tốc độ và công nghệ điều khiển vị trí là công nghệ điều khiển điện được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hiện đại.

      2.2.2   Trên mô hình HHM - 335B, có nhiều loại cảm biến như cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, cảm biến sợi quang, bộ giải mã (encoder), cảm biến hành trình, cảm biến màu sắc. Cảm biến là phần tử không thể thiếu của hệ thống tự động trong công nghiệp hiện đại.

Mô hình có đèn chỉ thị các trạng thái làm việc của hệ thống: hoạt động bình thường, thiếu phôi, hết phôi…

      2.2.3   Trong điều khiển, HHM - 335B thông qua kiểu điều khiển mạng PLC RS485, có thể nói rằng mỗi trạm có một PLC để làm nhiệm vụ điều khiển, mỗi PLC truyền thông với các thiết bị khác qua cổng nối tiếp RS485 ở chế độ chạy liên trạm. Người sử dụng có thể chọn lựa các dạng PLC khác nhau và kiểu truyền thông theo yêu cầu thực tế, để tạo nên một mạng PLC.

Mạng PLC được sử dụng rộng rãi trong dây chuyền sản xuất tự động nhỏ vàđược sử dụng phần lớn trong truyền thông mạng công nghiệp. Hơn thế nữa, với công nghệ mạng PLC truyền thông RS485 nối tiếp, có thể đào tạo cho học viên về lĩnh vực công nghệ bus, công nghệ Ethernet công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến.

 

2.3  Nguyên lý hoạt động

      2.3.1   Khái quát chung: Mô hình dây chuyền sản xuất tự động HHM - 355B là một hệ thống dây chuyền mô phỏng hệ thống lắp ráp thiết bị trong thực tế. Nó có khả năng hoạt động tự động dưới sự giám sát của con người.

                    a.  Khung bàn.

                    b.  Trạm cung cấp.

                    c.  Trạm gia công.

                    d.  Trạm lắp ráp.

                    e.  Trạm phân loại.

                     f.  Trạm vận chuyển.

      2.3.2   Nguyên lý hoạt động: Từ trạm cung cấp đến trạm lắp ráp hoạt động nhờ vào hệ thống khí nén và cảm biến. Trạm vận chuyển hoạt động dựa trên sự kết hợp hoàn hảo giữa điện khí nén và bộ động cơ AC servo, giúp cho cánh tay rô bốt trên trạm vận chuyển có thể di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên mô hình để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trạm phân loại là sự kết hợp giữa khí nén, cảm biến và bộ biến tần, tại đây các sản phẩm hoàn thiện sẽ được phân loại và đưa đến vị trí lưu trữ chính xác theo quy định của người sử dụng.

                    a.  Khối cấp phôi: Gồm hai xi lanh hành trình và các cảm biến phát hiện phôi.

                          i.   Phôi trong ống sẽ rơi tự do vào vị trí xác định giữa hai xi lanh, một xi lanh có nhiệm vụ giữ phôi, một xi lanh có nhiệm vụ đẩy phôi vào vị trí cấp phôi cho công đoạn tiếp theo.

                         ii.   Bên cạnh đó có các cảm biến điện quang phát hiện phôi giúp xác định tình trạng phôi cấp và cấp tín hiệu về PLC. Khi phôi ở vị trí cấp phôi cho công đoạn tiếp theo, kết thúc chu kỳ làm việc của trạm cung cấp.

Cảm biến hành trình trên thân xi lanh sẽ cho biết trạng thái hoạt động của xi lanh, từ đó PLC sẽ cấp tín hiệu cảnh báo các tình huống như kẹt phôi, mất khí…

                    b.  Trạm gia công: Gồm một bộ kẹp phôi khí nén được lắp trên bàn trượt dẫn động bằng xi lanh khí nén, một xi lanh mô tả quá trình gia côngkết hợp các cảm biến.

                          i.   Phôi được đưa vào tay kẹp khí nén của trạm gia công nhờ cánh tay rô bốt của trạm vận chuyển, lúc này cảm biến phát hiện phôi cấp sẽ báo về PLC và tay kẹp khí nén cố định phôi, xi lanh trượt tịnh tiến vào vị trí gia công bề mặt. Xi lanh hành trình di chuyển giả lập quá trình gia công.

                         ii.   Chu kỳ hoạt động của trạm gia công kết thúc khi xi lanh trượt tịnh tiến về vị trí ban đầu đồng thời tay kẹp khí nén mở ra.

Các cảm biến hành trình trên thân xi lanh sẽ cho biết trạng thái hoạt động của các xi lanh, từ đó PLC sẽ cấp tín hiệu cảnh báo các tình huống như kẹt phôi, mất khí…

                    c.  Trạm lắp ráp

                          i.   Chi tiết sau gia công được đưa vào vị trí lắp ráp trên trạm lắp ráp bằng cánh tay của cụm vận chuyển.

                         ii.   Lõi ghép được cấp vào vị trí, xi lanh xoay sẽ xoay 180 độ đưa lõi ghép đến vị trí tay gắp, tay gắp sẽ thực hiện lắp lõi ghép vào chi tiết sau gia công.

                        iii.   Trạm cấp lõi ghép bao gồm hai xi lanh hành trình, các cảm biến phát hiện lõi ghép trong ống, lõi ghép trong ống sẽ rơi tự do vào vị trí giữa hai xi lanh, một xi lanh có nhiệm vụ giữ lõi ghép phía trên, một xi lanh có nhiệm vụ mở cửa đểlõi ghéprơi vào đúng vị trí.

                       iv.   Một xi lanh xoay 180 độ làm nhiệm vụ đưalõi ghép vào vị trí tay gắp và hai cảm biến phát hiện lõi ghép ở vị trí cấp lõi ghép và vị trí tay gắp sẽ cấp tính hiệu để thực hiện xoay xi lanh.

                        v.   Cánh tay rô bốt hai bậc tự do và một tay kẹp khí nén thực hiện gắp lõi ghép từ vị trí tay gắp đặt vào vị trí chi tiết sau gia công.

                       vi.   Khi lõi ghép được lắp hoàn chỉnh vào chi tiết sau gia công, chu kỳ lắp ráp kết thúc.

Các cảm biến hành trình trên thân xi lanh sẽ cho biết trạng thái hoạt động của các xi lanh, từ đó PLC sẽ cấp tín hiệu cảnh báo các tình huống như kẹt phôi, mất khí…

                    d.  Trạm phân loại

                          i.   Băng tải được dẫn động bằng động cơ AC 3 pha có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm sau khi lắp ráp đến các vị trí phân loại. Vị trí phân loại được xác định dựa vào bộ giải mã (encoder).

                         ii.   Các cảm biến dùng phân loại các sản phẩm theo chất liệu và màu sắc để cấp tín hiệu cho hệ thống điều khiển.

                        iii.   Ba xi lanh hành trình để đẩy sản phẩm hoàn thiện vào đúng vị trí rãnh phân loại tương ứng của sản phẩm.

Các cảm biến hành trình trên thân xi lanh sẽ cho biết trạng thái hoạt động của các xi lanh, từ đó PLC sẽ cấp tín hiệu cảnh báo các tình huống như kẹt phôi, mất khí…

                    e.  Trạm vận chuyển

                          i.   Trạm vận chuyển gồm hai phần chính là cánh tay rô bốtvà hệ thống dẫn động.

                         ii.   Cánh tay rô bốt ba bậc tự do bao gồm hai xi lanh trượt, một xi lanh xoay 90 độ, mộttay kẹp khí nén kết hợp với cảm biến sợi quang (phát hiện phôi đã được kẹp trên cánh tay) để gắp và thả phôi. Các cảm biến hành trình trên thân xi lanh sẽ cho biết trạng thái hoạt động của các xi lanh, từ đó PLC sẽ cấp tín hiệu cảnh báo các tình huống như kẹt phôi, mất khí…

                        iii.   Hệ thống dẫn động dùng để đưa cánh tay robot đến chính xác vị trí các trạm. Động cơ AC servo kết hợp với bộ truyền đai răng chính xác cao dùng để dẫn động cho toàn bộ trạm vận chuyển. Tất cả được lắp trên một đế chung và được đặt trên trục dẫn hướng dạng trụ tròn giúp nhẹ nhàng trong quá trình di chuyển.

 

2.4  Kết cấu

      2.4.1   Bàn thực tập

                    a.   Mặt bàn chế tạo bằng nhôm định hình, có phủ Anod phim chống trầy xước. Mặt bàn được thiết kế khoa học thuận lợi cho việc tháo lắp nhanh các cụm chức năng của mô hình.Khung bàn chế tạo bằng nhôm, có phủ Anod phim chống trầy xước, có bánh xe dể dàng di chuyển. Bàn được chế tạo cứng vững cao, thẩm mỹ và nhẹ nhàn thuận lợi trong di chuyển.

                    b.   Ngăn kéo chế tạo bằng thép tấm sơn tĩnh điện màu trắng xám, ngăn kéo được lắp trên rãnh trượt bi giúp thao tác nhẹ nhàng và có quai kéo. Ngăn kéo được thiết kế với kết cấu thuận lợi cho việc bố trí, tháo lắp các phần tử điện của hệ thống.

                    c.   Kích thước tổng thể của mô hình:

D (dài) x R (rộng) x C (cao) là 2000 x 1000 x 1500 (mm)

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.2   Trạm cung cấp:

Cấu tạo chính gồm thùng chứa nguyên liệu phôi kiểu thẳng đứng, xi lanh... bộ phận cảm biến kiểm tra phôi, giá đỡ phôi, đầu kết nối.

                    a.   Cảm biến điện quang (kiểm tra có phôi và đủ phôi).

                    b.   Cảm biến điện quang (kiểm tra phôi đã được đẩy ra).

                    c.   Cảm biến kim loại phát hiện vật liệu phôi cấp bằng kim loại.

                    d.   Đế van khí nén (Mặt bích van khí nén).

                    e.   Van điện từ 5-2 tác động đơn.

                     f.   Xi lanh hành trình tác động kép.

                    g.   Cảm biến hành trình trên thân xi lanh.

                    h.   Bộ tiếp điểm sử dụng để kết nối giữa trạm PLC và các phần tử điện.

                      i.   Bộ máng dây điện bằng nhựa để bố trí hệ thống điện và khí nén.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.3   Trạm gia công:

Cấu tạo gồm bàn trượt phôi dẫn động bằng xi lanh khí nén, xi lanh giả lập quá trình khoan lỗ, tay kẹp khí nén, đầu nối dây cùng các cảm biến tương ứng, van điện từ…

                    a.   Cảm biến điện quang phát hiện phôi.

                    b.   Đế van khí nén (Mặt bích van khí nén).

                    c.   Van điện từ 5-2 tác động đơn.

                    d.   Xi lanh hành trình tác động kép.

                    e.   Tay kẹp khí nén.

                     f.   Cảm biến hành trình trên thân xi lanh.

                    g.   Bộ tiếp điểm kết nối trạm PLC và các phần tử điện.

                    h.   Bộ máng dây điện bằng nhựa để bố trí hệ thống điện và khí nén.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.4   Trạm lắp ráp:

Bao gồm cơ cấu cấp lõi ghép, khối cấp nguyên liệu chuyển động xoay, khối tay rô bốt hai bậc tự do, bàn chứa phôi, bộ cảm biến điện quang phát hiện lõi phôi.

                    a.   Cảm biến sợi quang phát hiệnphôi cấp.

                    b.   Cảm biến điện quang phát hiện đủ lõi ghép trong ống.

                    c.   Cảm biến điện quang phát hiện có lõi ghép trong ống.

                    d.   Cảm biến điện quang phát hiện lõi ghép ở vị trí cấp.

                    e.   Cảm biến điện quang phát hiện lõi ghép ở vị trí tay gắp.

                     f.   Đế van khí nén (Mặt bích van khí nén).

                    g.   Van điện từ 5-2 tác động đơn.

                    h.   Xi lanh hành trình tác động kép.

                      i.   Tay kẹp khí nén.

                      j.   Xi lanh xoay.

                    k.   X Cảm biến hành trình trên thân xi lanh.

                      l.   Bộ tiếp điểm kết nối điện với trạm PLC và các phần tử điện.

                   m.   Bộ máng điện bằng nhựa để bọc dây điện và ống khí.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.5   Trạm phân loại.

Bao gồm: Cơ cấu băng tải, động cơ động lực ba pha, tổ hợp van khí nén, khối cảm biến kiểm tra phôi, cơ cấu phản ánh và định vị vị trí, đầu tiếp dây an toàn Cảm biến điện quang phát hiện phôi cấp.

                    a.   Động cơ không đồng bộ ba pha, điện áp 380V AC.

                    b.   Bộ giải mã (encoder) 3 pha A, B, Z với độ phân giải 500 xung/vòng.

                    c.   Biến tần Mitsubishi FR - E700.

                    d.   Cảm biến điện quang phát hiện sản phẩm đã hoàn thành.

                    e.   Cảm biến điện từ phân biệt kim loại.

                     f.   Cảm biến sợi quang phân biệt màu lõi ghép sản phẩm sáng hoặc tối.

                    g.   Đế van khí nén (Mặt bích van khí nén).

                    h.   Van điện từ 5-2 tác động đơn.

                      i.   Xi lanh hành trình tác động kép.

                      j.   Cảm biến hành trình trên thân xi lanh.

                    k.   Bộ tiếp điểm kết nối điện với trạm PLC và các phần tử điện.

                      l.   Bộ máng điện bằng nhựa để bọc dây điện và ống khí.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.6   Trạm vận chuyển

                    a.   Cánh tay rô bốt (dùng khí nén) ba bậc tự do.

                    b.   Bộ dẫn hướng và và bộ dẫn động đai răng.

                    c.   Động cơ và bộ điều khiển động cơ AC servo.

                    d.   Xích nhựa chứa cáp điện và ống khí nén cho cụm vận chuyển.

                    e.   Cáp kết nối.

                     f.   Cảm biến tiệm cận phát hiện vị trí ban đầu của cụm vận chuyển.

                    g.   Công tắc hành trình giới hạn hành trình di chuyển của cụm vận chuyển.

                    h.   Cảm biến sợi quang phát hiện phôi đã được tay kẹp khí nén kẹp.

                      i.   Đế van khí nén (Mặt bích van khí nén).

                      j.   Van điện từ 5-2 tác động đơn.

                    k.   Van điện từ 5-2 tác động kép.

                      l.   Xi lanh hành trình tác động kép.

                   m.   Xi lanh xoay.

                    n.   Tay kẹp khí nén.

                    o.   Cảm biến hành trình trên thân xi lanh.

                    p.   Bộ tiếp điểm kết nối trạm PLC và các phần tử điện.

                    q.   Bộ máng dây điện bằng nhựa để bố trí hệ thống điện và khí nén.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.7   Ngăn kéo trạm cung cấp - gia công

                    a.   Nguồn một chiều 24V DC - 3A.

                    b.   PLC Mitsubishi FX3U - 32MR.

                    c.   Cổng nối tiếp tích hợp.

                    d.   Mô đun truyền thông FX3U - 485BD.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.8   Ngăn kéo trạm lắp ráp

                    a.   Nguồn một chiều 24V DC - 3A.

                    b.   PLC Mitsubishi FX3U - 48MR.

                    c.   Cổng nối tiếp tích hợp.

                    d.   Mô đun truyền thông FX3U - 485BD.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

      2.4.9   Ngăn kéo trạm phân loại

                    a.   Nguồn một chiều 24V DC - 3A.

                    b.   PLC Mitsubishi FX3U - 32MR.

                    c.   Mô đun analog: FX0N - 3A.

                    d.   Biến tần Mitsubishi FR - E700.

                    e.   Cổng nối tiếp tích hợp.

                     f.   Mô đun truyền thông FX3U - 485BD.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

    2.4.10   Ngăn kéo trạm vận chuyển

                    a.   Nguồn một chiều 24V DC - 3A.

                    b.   PLC Mitsubishi FX3U - 48MT.

                    c.   Màn hình HMI 7 inch.

                    d.   Cổng nối tiếp tích hợp.

                    e.   Mô đun truyền thông FX3U - 485BD.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

    2.4.11   Máy vi tính

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

    2.4.12   Phụ kiện kèm theo

                    a.   Dây nguồn AC.

                    b.   Chốt nối T, co, chia.

                    c.   Ống khí nén.

                    d.   Cáp kết nối PLC - PC - HMI, đĩa phần mềm.

                    e.   Hộp dụng cụ thực hành.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

    2.4.13   Tài liệu kèm theo mô hình

                    a.   Catalog.

                    b.   Hướng dẫn sử dụng và thực hành.

Ghi chú: chúng tôi sẽ cung cấptài liệu hướng dẫn thực hành chi tiết khi bàn giao thiết bị và đào tạo chuyển giao công nghệ. Xin liên hệ Công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp tài liệu chi tiết.

 

 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẤU HÌNH TÙY CHỌN

1

Thiết bị Siemens

1.     PLC S7 - 200 - 224CN AC/DC/RLY.

2.     PLC S7 - 200 - 226CN AC/DC/RLY.

3.     PLC S7 - 200 - 224CNXP AC/DC/RLY.

4.     PLC S7 - 200 - 226CN DC/DC/DC.

5.     Biến tần MM420.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

2

Thiết bị Omron

1.     PLC CP1H-X40DT-D.

2.     PLC CP1H-X40DR-A.

3.     Biến tần 3G3JZ.

Ghi chú: mọi thông số và tính năng kỹ thuật chi tiết xin vui lòng liên hệ công ty CP TBCN Hữu Hồng để được cung cấp thông tin chi tiết.

 

Sản phẩm liên quan

MÔ HÌNH ĐÀO TẠO HỆ THỐNG THỦY LỰC TRONG SUỐT
Mã hàng: HHM-381F
Số lượng: Liên hệ
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ SERVO HAI TRỤC
Mã hàng: HHM-315A
Số lượng: Liên hệ
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO HỆ THỐNG QUANG VÀ CƠ ĐIỆN
Mã hàng: HHM-235A
Số lượng: Liên hệ
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU KHIỂN LÒ NHIỆT
Mã hàng: HHM-WD
Số lượng: Liên hệ
Tư vấn trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến qua skype Sales Mitutoyo (Ms. Ngọc)
Số ĐT: 0901 892 017
Hỗ trợ trực tuyến qua skype Sales công tơ điện tử (Ms. Kim Nhiện)
Số ĐT: 0937 270 814
Hỗ trợ trực tuyến qua skype Hỗ trợ kỹ thuật công tơ điện tử (Mr. Huy)
Số ĐT: 0349 686 788
Top